Một số lời khuyên cho người tự học chơi cờ vây

Khi mới chơi cờ vây, nhiều bạn rất bối rối vì bàn cờ quá rộng, chẳng biết phải chơi thế nào cho đúng với một mớ khái niệm vừa mới tinh mà vừa tỏ ra quá nguy hiểm. Ngoài ra, để biết cách chơi cờ vây, người chơi phải tránh một số thói quen xấu ngay từ đầu.

Làm thế nào để quân cờ trên tay mình đặt xuống bàn trở thành một quân cờ hiệu quả? Tôi xin phép đưa ra một vài định hướng nhằm giúp các bạn tự tin hơn khi chơi cờ vây.

Nên – Chơi thật nhiều

Cách tốt nhất để hiểu cờ vây là bắt tay vào chơi cờ. Có nhiều người sợ mình không biết mà chơi bừa thì sẽ bị cười. Nhưng như thế sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn – sợ nên không chơi nên không biết nên sợ nên không chơi. Rút cuộc bỏ không chơi cờ vây.

Nếu không có điều kiện chơi cờ câu lạc bộ. Các bạn cũng có thể chơi cờ vây online thật dễ dàng.

lop-co-vay-nhap-mon-khoa-7

Nên – Chơi nhanh

Một lí do khiến người mới thấy nhát chơi cờ là họ nghĩ bung óc luôn chẳng ra được nước nào là “tốt”, nước nào “đúng”. Hic, mới chơi thì có dữ liệu gì đâu mà suy nghĩ. Cứ phải đặt quân xuống, tất cả những nước đi của mình lúc này chỉ mang tính thử nghiệm.

Tốt nhất là chỉ nên đi một nước trong vòng 10s đến 30s, hoặc cao lắm là 2 phút.

Không nên – Ăn quân bằng mọi giá

Hãy đọc lại luật xem: kết quả của một trận đấu không liên quan đến việc bạn ăn được bao nhiêu quân. Mục đích của trận đấu là chiếm đất, nếu không biết phải chơi ở đâu, hãy tìm những nơi bạn có thể chiếm đất nhiều nhất mà chơi.

Nên – Có ý thức bảo vệ quân mình

Hình 1: Đen nên đi đâu tiếp?

bao-ve-dam-yeu

Hình 2: Đen nên nối với tam giác. Hình cờ Đen mạnh và an toàn, đồng thời bảo vệ đất.

Hình 3: Nếu Đen cố xiết khí Trắng với quân tam giác, hình cờ Đen yếu, dễ bị cắt (tại các điểm X) và phản công.

Không nên – Đi nước thừa

Hình 1: Trắng có thể “cắt” quân Đen bằng cách đi những nước đánh dấu chéo. Nhưng quân Đen đã quá mạnh, khi Trắng “cắt” vào như thế thì cũng như là tự sát. Vì thế, Đen dùng một quân để “nối” như Hình 2 là không nên, vừa tốn một nước đi, vừa làm Đen mất một đất.

di-nuoc-thua

Không nên – Đọc nhiều tài liệu

Thể thao nói chung chú trọng phần “hành” hơn là phần “học”. Tuy kiến thức cơ bản là rất quan trọng, ta không nên cố học quá nhiều. Đến lúc kinh nghiệm chưa đủ mà đặt quân xuống thì cứ phải lo sai nguyên tắc này kia thì sao mà dám chơi.

Tỉ lệ thời gian giành cho việc chơi cờ nên dài gấp 20 lần thời gian dành cho việc học lý thuyết.

Nên – Chơi thật nhiều với người mạnh hơn

Bạn sẽ học được rất rất nhiều khi chơi với người mạnh hơn (một chút thôi, đừng chơi với người mạnh quá). Đừng sợ thua!. Một kỳ thủ nổi tiếng từng nói: Chính việc chơi cờ với người mạnh hơn là hình thức hiệu quả nhất của sự học. Tốt hơn nữa, hãy (chân thành) nhờ họ bình luận về ván đấu sau khi chơi xong.

Không ai sẽ trách bạn khi bạn thua trước người mạnh hơn. Nếu có trách, họ sẽ trách những người chưa bao giờ thua – vì họ chưa bao giờ dám chơi.

Không nên – Học từ kỳ phổ của những người mạnh hơn mình rất nhiều

Cờ vây có rất nhiều nấc thang trình độ, người mới chơi cờ thường rơi vào tầm 20-kyu đến 15-kyu, ở trình độ này, một số người lao ngay vào tham khảo kỳ phổ của những người rất mạnh, thậm chí trình độ chuyên nghiệp.

Việc này là lợi bất cập hại, vì ý cờ của người càng mạnh thì càng sâu, học cờ vây cốt ở cái ý, không chỉ dừng lại ở hình, càng cố hiểu thì lại càng khó chạm tới.

Nguyên tắc thông thường: chỉ nên học cờ từ kỳ phổ của người mạnh hơn mình từ 5 đến 10 bậc, tùy trình độ.

Nên – Giải cờ thế nhiều và đúng cách

Tôi đã từng bàn về sự quan trọng của việc đọc cờ đối với mọi kỳ thủ, và cách tốt nhất để luyện kỹ năng đọc cờ là giải cờ thế thật nhiều.

Và tất nhiên là còn phải thật đúng cách nữa. Thế nào là đúng cách? Tôi sẽ dành riêng một bài viết cho topic này. Chờ nhé.

Nên – Chơi cờ vây với tác phong & thái độ nghiêm túc

Cờ vây là một trò chơi khó. Càng nghiêm túc và tập trung với nó, thành quả gặt được sẽ càng cao.

Những cách ngôn về 5 quy tắc và phẩm chất của người chơi cờ vây nên được xem như là giá trị cốt lõi trong từng kỳ thủ. Nó như một tấm gương chỉ lối trên con đường chinh phục thử thách dài vô tận mang tên cờ vây này.

19 comments

  1. Nặc danh says:

    Mới chơi thường đánh ở bàn cờ 9×9.
    Anh Tuệ viết một chuyên đề về chiến thuật khi đánh ở bàn 9×9 đi anh.
    Ví dụ như cách để ép quân đối phương vào trung tâm, còn mình thì chiếm đất ở bên ngoài.
    Mong bài viết của anh.

  2. Trần Tuệ says:

    bàn 9 x 9 nhỏ quá nên cũng không có chiến thuật gì cụ thể đâu, -____-
    đôi khi chơi bàn 9 x 9 còn phức tạp hơn cả chơi bàn lớn nữa ấy.

  3. hoàng hà says:

    hic…đang tập chơi mà chơi vs bạn chơi onl nó khinh mình ngu quá hay s ấy, chơi nửa ván chưa xong nó đã out r…ặc

    • Anonymous says:

      Cái đó thì đối thủ bất lịch sự quá ^^
      Nhưng mình cũng nên cố hiểu là khi nào thì thua không đường gỡ rồi và nên chịu thua. Không nên cố đi không mục đích.

    • Son0409 says:

      :))
      Chắc họ bận, bạn vào kgs chơi đi, lên đó có nhiều cấp độ robot cho bạn chọn.

  4. Dương Quang says:

    Chào anh,

    Xin cảm ơn anh viết đơn giản mà dễ hiểu quá. Anh có mở lớp dạy chơi cờ vây không ạ?.

    Một lần nữa xin cảm ơn anh.

    Dương Quang

  5. Hạnh Lý says:

    Trước học chơi. Em chẳng hiểu họ tính thắng thua như nào cả… Hiu hiu.. Giờ đọc bài này, Mới ngộ ra nhiều…. Hiu hiu… Cảm ơn a nhìu lắm lun…

  6. Hoài Nam says:

    Và tất nhiên là còn phải thật đúng cách nữa. Thế nào là đúng cách? Tôi sẽ dành riêng một bài viết cho topic này. Chờ nhé.

    Vẫn đang chờ bài này của bạn Tuệ 🙁

  7. Shirou says:

    cho em hỏi khi vừa bắt dầu thì đặt cờ ở đâu cho có lợi vậy ạ, thấy người ta chơi được vài lượt là người ta đặt chỗ riêng lẻ ko liên quan tới mấy quân đầu luôn là sao ạ

  8. Việt says:

    Mình thắc mắc 1 chỗ, tại sao khi thu quan k đặt quân trắng vào vùng đất của quân đen( or ngược lại) vì như thế sẽ làm mất đất của đối phương mà nếu đối phương siết khí thì cùng là làm mất đất của chính mình?

    • Trần Quang-Tuệ says:

      Bạn thắc mắc rất đúng. Tuy nhiên, có một luật về đếm đất (có lẽ mình chưa nói rõ ở blog này) để xử lý trường hợp này.

      Khi quân của một bên chắc chắn là đã chết trong đất của đối phương, họ sẽ không cần phải đi bao vây hết để bốc ra khỏi bàn cờ. Thay vì vậy, khi hai bên đã đồng ý dừng trận đấu, các đám quân này được tính là “chết kỹ thuật” và người chơi được quyền bốc ra và bỏ vào khay tù binh của mình luôn. (Sau đó hai bên sẽ tiến hành đếm đất).

      Như vậy, việc bỏ quân của mình vào đất đối phương (mà sau này sẽ được bốc ra và … đặt vào đất của mình) sẽ là một nước gây thiệt hại nếu không có những tính toán xa hơn (cố gắng tạo sống hoặc khai thác điểm yếu).

  9. Ray24 says:

    Mình cũng mới tập chơi, hôm bữa đánh với máy thấy nó đang thắng thế mà mình chơi 1 nước xong nó Resign luôn, không biết vì sao.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *