Cờ thế hay 2 – Bài học về sự từ tốn qua một thế cờ sống chết

Trong Vi kỳ thập quyết (10 khẩu quyết chơi cờ vây) của Trần Nguyên Tịnh, sau yêu cầu đầu tiên là Không ham thắng, yếu quyết được nhắc ngay sau đó là Phải chơi thư thả.

Chơi thư thả ở đây có thể hiểu đúng theo nghĩa đen: chơi những nước cờ thư thả, từ tốn. Nhưng nếu chỉ nói miệng như thế thì câu nói này sẽ chẳng hơn gì một câu nói bóng bẩy vô nghĩa. Ở bài này, tôi sẽ phân tích các biến thể của một thế cờ sống chết nhằm minh chứng cho điều đã nói ở trên.

Hình gốc

Hình dưới là một định thức cổ được sử dụng khá nhiều trong quá khứ nhưng ít xuất hiện gần đây do Đen ít chơi 3 ở vị trí xa như vậy.

1

Ở định thức, Trắng cần thiết bẻ 10 và nối tại 12. Tuy nhiên nếu Trắng thoát tiên, câu hỏi đặt ra là Đen có giết được 3 quân Trắng 4, 6, 8 nằm trong góc không.

Bài tập

Hình 1: Đen đi để giết
Nếu Trắng không đi quân ở góc này. Đen có thể giết. Đen sẽ giết như thế nào?

2

Hình 2: Phản ứng đầu tiên

Đen bẻ và nối ở 1 và 3 là nước đi đầu tiên nhiều người nghĩ đến. Với phương châm “thu hẹp không gian tạo mắt của đối phương”. Nhưng sau Trắng 4 và 6, Đen không thể giết Trắng vô điều kiện.
3
Hình 3: KO
Đen kẹp ở 7 là nước đúng. Sau Đen 13, Đen có thể giết Trắng với ko. Tuy thế, Đen có thể giết Trắng mà không cần đến ko.
Cần lưu ý Đen 9 và 11 là thứ tự nước đi đúng.
4
Hình 4: Vội vàng tranh tiên thủ
Nếu Đen 1 vội vàng bẻ tranh tiên thủ mà không thử đọc biến như Hình 2. Trắng sẽ sống với 2.
Hình có 6 đất ôm biên như bên dưới là hình sống chuẩn.
5

Hình 5: Hướng ngược lại
Đen 1 bẻ ở hướng ngược lại cũng không hiệu quả. Trắng chặn ở 2, Đen 3 nối. Trắng điềm tĩnh đi ở 4 là nước chính xác để tạo sống. Đen không thể giết Trắng sau đó.

6

Hình 6: KO

Lưu ý, Trắng không được bẻ ra với 1 (thay vì chơi 4 ở Hình 5). Sau Đen 2 chặn, việc tốt nhất mà Trắng có thể làm là tạo ko để sống với 3 và 5.
7
Qua hình 1 đến 6, ta có thể thấy những nước bẻ vội vàng vào hình cờ của đối phương không phải là cách hiệu quả để giết trong trường hợp này.

 

Nước đi đúng

Từ tốn dựng xuống với Đen 1 (Hình 7) là nước đi chính xác.
Trắng có nhiều lựa chọn để chống trả, ví dụ A, B, C.

Hình 8: Trắng đã chết

Nếu Trắng 2 kéo theo, Đen đơn giản bẻ và nối với 3, 5. Trắng không thể tạo sống.
Bạn đọc cần lưu ý, hình cờ Trắng ở hình 8 là hình chết quen thuộc cần phải ghi nhớ. Dù cho đến lượt Trắng đi.
8

Hình 9: Cũng chết

Nếu Trắng bẻ ra với 1. Đen chặn 2 và nhảy vào 4. Trắng chết rõ.
9

Hình 10: Cách kháng cự mạnh mẽ nhất của Trắng

Trắng 1 là nước đi gây khó khăn nhất cho Đen trong trường hợp này. Đen tiếp tục giết như thế nào?
Nếu Đen đi vào A, Trắng B, Đen B13 sẽ dẫn về thế KO như hình 3.
Nếu Đen bẻ ở C, Trắng D chặn, Đen B nối sẽ dẫn về hình sống cho Trắng như hình 5
10

Hình 11: Một lần nữa: hãy dựng xuống một cách từ tốn

Đen 1 từ tốn dựng xuống lại là một nước chính xác khác.
Nếu Trắng đỡ với 2. Đen giết với 3 đến 7 như hình.

11

Hình 12: Thử thách cuối

Dù vậy, Trắng vẫn không bỏ cuộc. Trắng 1 và 3 đòi hỏi Đen phải tiếp tục “đau đầu” để tiêu diệt được đám quân này. Đen giết như thế nào sau Trắng 3?
12

Nước chéo thần kỳ

Nhiều người thường nghĩ nước đi chéo thì chậm chạp lề mề. Tuy nhiên, ở rất nhiều trường hợp, nó là thằng duy nhất trùm áo choàng đen mang lưỡi hái.

Hình 13: Trắng vô vọng

Với một nhát chém sắc lạnh – Đen 1 đi chéo – Trắng vô phương đáp trả.
Nếu Trắng chặn ở 2, Đen 3 nhẹ nhàng đi vào phá mắt. Trắng không thể cắt ở B15 do hết khí.
15

Hình 14: Cũng rứa

Nếu Trắng thử tạo mắt ở 1. Đen chậm rãi đi vào phá mắt với 2.
16

Hình 15: Sai sót không đáng có

Đen 4 đi vào thiếu suy nghĩ như hình dưới sẽ giúp Trắng thoát chết trong đường tơ kẻ tóc. Đây là những sai sót không đáng có.

13

Kết luận

Đen A và B (Hình 18) không vội bẻ vào mà dựng xuống là nước thong thả, để mặc Trắng tùy chọn nước tiếp theo.
Đen C đi chéo vào điểm trọng yếu trong hình cờ của Trắng là nước đi cơ bản nhưng yêu cầu một kỹ năng suy nghĩ đủ thấu đáo.
18

Và với 3 nước đi này, Đen đã thực sự dùng khẩu quyết “Chơi thư thả” mà hoàn toàn giết Trắng. Mặt khác, chơi thư thả cũng là phương pháp duy nhất ở đây.

Để thực sự từ tốn, một người chơi cờ cần được “trui rèn” qua rất nhiều trận mạc. Và bước đầu tiên là việc ý thức được tầm quan trọng của nó.

4 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *