Việt Nam lọt vào top 10 tại Giải cờ vây nghiệp dư thế giới cúp thủ tướng Hàn Quốc lần thứ 10

Như vậy, KPMC lần thứ 10 đã kết thúc sau 6 vòng đấu trong các ngày 23-25/11 vừa qua. Với chức vô địch thuộc về Hu Yuqing 8d đến từ Trung Quốc, theo sát ở sau là kỳ thủ đến từ Hàn Quốc, Kim Hee Su. Có lẽ là nhờ lại thế sân nhà, Hàn Quốc vô địch 7 trên tổng số 10 lần giải được tổ chức, Trung Quốc vô địch lần này là lần thứ hai.

work-001-lwqwef

Korean Prime Minister Cup

Giải cờ vây nghiệp dư thế giới lần thứ 10 diễn ra từ ngày 22 đến 27 tháng 11 năm 2015 tại Seoul. Với tổng cộng 55 kỳ thủ đại diện của 55 quốc gia trên thế giới tham gia thi đấu. Các kỳ thủ sẽ thi đấu vòng tròn 6 trận theo hệ Thụy Sĩ từ ngày 23 đến ngày 25. Với thời gian 40 phút cho mỗi người chơi trong một trận.

Tuy có đến 55 quốc gia tham dự, những vị trí cao nhất gần như không thể lọt ra khỏi tầm tay của những cường quốc cờ vây đến từ Châu Á như Hàn, Nhật, Trung. Một số kỳ thủ hàng đầu của các nước Âu Mỹ cũng khá mạnh và cũng nhiều lần lọt vào top 5 ở giải này.

Qua 9 lần thi đấu trước, Hàn Quốc vô địch 7 lần, Trung Quốc và Đài Loan vô địch 1 lần. Thành tích tốt nhất của Việt Nam ở giải này là hạng 7 của thầy . Năm nay, đại diện của Việt Nam là , cựu vô địch giải quốc gia VN 2012, anh cũng từng thi đấu ở giải đấu này vào hai năm trước và đứng vị trí thứ 14.

10 thứ hạng đầu

Vượt qua gần 55 kỳ thủ đại diện của các nước trên thế giới, Đỗ Khánh Bình, kỳ thủ đại diện Việt Nam, xếp hạng 9/55 với 4 trận thắng trên tổng số 6 trận, quan trọng nhất là chiến thắng trước Pháp. Hai thất bại trước Mỹ và Nhật là không thể tránh khỏi (vì đối thủ quá mạnh :b)

kpmc-9th

Mỹ và Romania chứng tỏ mình có một nền cờ vây nghiệp dư vượt trội so với các nước khác khi đứng ở vị trí thứ 3 và 4. Okawa, kỳ thủ đến từ Nhật Bản, bất ngờ thất bại ở trận thứ nhất, nên mặc cho anh cố gắng toàn thắng 5 trận sau, anh vẫn về thứ 5. Hạng 6 thuộc về Hong Kong, hạng 8 thuộc về Đài Loan, là hai kết quả có thể đoán trước được.

Ở đấu trường này, Thái Lan có vẻ nhỉnh hơn Việt Nam một chút khi về thứ 7. Năm ngoái, người Thái cũng đã chen được vào top 3 nhờ một ít may mắn khi né được hầu hết các kỳ thủ mạnh của giải.

Kỳ phổ trận Việt Nam – Pháp

Sau khai cuộc hơi thất lợi, Bình cố gắng chơi thật chủ động và quyết định tạo một cuộc đấu cướp lớn từ rất sớm với Trắng 56, Đen thắng cướp nhưng để lại một đám Đen yếu trong vùng của Trắng.

Đen bất cẩn chạy quân hơi gần ở Đen 95 và bị Trắng 96 tấn công rát, Đen quyết định tạm thời bỏ mặc quân này và nối đám quân của mình về trước, tuy thế, Đen vẫn lợi thế về đất.

Trắng 116 và 118 là cách chơi xấu và rất ít khi được sử dụng, Đen dễ dàng tạo hình đẹp, tuy thế, Đen 125 lại khá mạo hiểm và kết quả là Trắng dễ dàng bao vây được khu vực trung tâm.

Cuối cùng, Trắng tạo được một cuộc đấu cướp liên quan đến sống chết của đám Đen ở góc dưới trái và vượt lên dẫn trước.

Trắng 282 là một nước “misclick” có thể do thời gian hoặc áp lực tâm lý, Bình mất khoảng 2 – 3 mục với nước đi này, rất may là thần chiến thắng vẫn mỉm cười với anh :d

 

Download SGF

 

Một số hình ảnh của giải

cac-ky-thu-co-giai-thuong-kpmc10th
Các kỳ thủ có giải thưởng hoặc được tặng bằng khen của giải

 

giai-co-vay-nghiep-du-the-gioi (2)
Nhật Bản vs Việt Nam ở vòng 6

giai-co-vay-nghiep-du-the-gioi (1)

giai-co-vay-nghiep-du-the-gioi (3)
Một vài hoạt động giao lưu văn hóa bên lề
giai-co-vay-nghiep-du-the-gioi (4)
Hội trường thi đấu

giai-co-vay-nghiep-du-the-gioi (5)

giai-co-vay-nghiep-du-the-gioi (6)

giai-co-vay-nghiep-du-the-gioi (7)

giai-co-vay-nghiep-du-the-gioi (8)
Đại diện Nga, Natalia Reva Cobar, may mắn chiến thắng trước địch thủ đến từ Canada

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *