Thời gian cho một trận đấu – Cho Hye Yeon

Bài viết dưới đây là một blog entry của nữ kỳ thủ Cho Hye Yeon, viết cách đây hơn 6 năm, nói lên quan điểm của cô về vấn đề thời gian của một trận cờ vây. Có lẽ thời gian cho một trận cờ vây không phải chỉ là vấn đề riêng của Nhật Bản.

Sự thay đổi trong 10 năm qua

Trận đấu ở bên dưới là ván thứ 3 của giải Kisei, được chơi vào đầu tháng hai năm 2008. Chỉ có 25 nước đi cho đến nước niêm phong. Bất kể lúc nào, Cho Chikun cũng nghĩ về nước đi tiếp theo rất sâu. Tôi luôn luôn nghĩ rằng tôi muốn nhìn vào đầu ông ấy. Tôi thường tò mò về rất nhiều biến thế mà ông ấy có thể nghĩ ra. Các kì thủ luôn cố gắng chơi nước tốt nhất có thể.

cho-chikun-kisei

Và không có bất kì người xem nào có thể hoàn toàn hiểu được người chơi đang suy nghĩ thế nào.
10 năm trước, khi tôi gia nhập thế giới chuyên nghiệp, hầu hết các giải đấu cho 3 giờ mỗi trận, 5 giờ mỗi trận trong vòng chung kết. Và KBS Cup là giải đấu cờ nhanh duy nhất lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, 10 năm qua, các giải đấu có giới hạn 3 tiếng đã thay đổi thành cờ nhanh, và chỉ 4 danh hiệu được giữ như cũ.

Giới hạn thời gian cho các trận đấu chuyên nghiệp của Hàn Quốc năm 2007
3-giờ: Kuksu – Quốc thủ, Female Kuksu, GS Caltex Cup, LG Cup
2-giờ: Myongin ( Meijin), Wang Wee, Samsung Cup
1-giờ: Nong Shim Cup, Female Kiseong (Kisei), Kiseong, Cheonwon (Tengen), etc. ..
30-phút: Female Myungin
10-phút: Electron Land, Wonik Sipdan (Judan), Sinin Wang, Osram Cup (giải đấu cho người mới), Mulga Jeongbo, KBS, Ggauction, …
5-phút: KBS (30s, 5 lần byo)
Không có thời gian chính Mgame Masters (30s, 3 lần byo)

Hơn 20 danh hiệu giảm giới hạn thời gian xuống để trở thành các giải đấu nhanh. Kì thủ chuyên nghiệp Hàn Quốc không đủ thời gian để suy nghĩ về nước đi tốt nhất, vì thế, họ làm quen với việc hạn chế nước đi sai. 70% số giải đấu là cờ nhanh. Do đó, kì thủ chuyên nghiệp Hàn Quốc phải rèn luyện khả năng đặt cờ nhanh nhất có thể. Họ không bao giờ có được một trận đấu như Cho Chikun 9p, chơi chỉ 25 nước trong một ngày, và suy nghĩ từng nước một.

Chúng tôi bắt buộc phải chơi cờ nhưng trong hầu hết các giải đấu, và bị tước đi cái đặc quyền được sử dụng thời gian để đánh những nước tốt.

20130403go9dan-wgl-1

Tại sao hầu hết các giải đấu lại chọn luật chơi cờ nhanh? Lí do lớn nhất là các trận đấu chuyên nghiệp được truyền hình trực tiếp trên TV. Người xem TV muốn theo dõi nhanh các trận đấu, bởi nó dữ dội hơn, và có kết quả sớm. Vì thế, rất nhiều nhà tài trợ cố gắng truyền hình giải đấu của họ trên nhiều kênh cờ vây khác nhau, do vốn nó phải thế.

Họ muốn sử dụng các kênh truyền hình để quảng cáo. Tuy nhiên, tình trạng này đã tạo nên một số rắc rối mà không thể có trong quá khứ. Vô số nước đi quái gỡ được đánh, những nước mà dân chuyên nghiệp sẽ không bao giờ đánh, nếu có đủ thời gian. Cờ nhanh là lí do chính để kì thủ chuyên nghiệp không thể cống hiến những trận đấu hay.

Cái mà người hâm mộ cờ vây cần, không chỉ là sự dữ dội của giải đấu, mà còn là sự sâu sắc trong cờ vây. Rõ ràng việc chơi được những nước đi hay mà không đủ thời gian là việc bất khả. Sau một trận đấu, chỉ có kết quả tồn tại, và “cái sự hay ho” thì đi mất. Kể từ khi các kì thủ không suy nghĩ sâu được vào mỗi nước.

Một kì thủ chuyên nghiệp bảo rằng ông ấy không bao giờ xem kì phổ trong giải KBS, giải đồng đội lớn nhất Hàn Quốc. Ông ấy bảo chẳng có gì đáng xem ở đấy. Tôi rất buồn khi nghe vậy.

Chất lượng một trận cờ vây

Seo Bongsu 9p nói rằng các trận đấu nhanh như một “trò hề”. Ông ấy bảo các kì thủ dùng hết thời gian kể từ lúc bắt đầu trận thì thật là đáng tội nghiệp, vì họ nhìn giống như những thằng hề trước đám đông. Choi Gyubyung 9p lo lắng rằng chất lượng của các trận đấu chuyên nghiệp sẽ trở nên tồi tệ hơn, nhanh như việc các giải đấu cờ nhanh ngày một tăng lên.

Nếu kỳ thủ chuyên nghiệp Hàn Quốc quyết định dừng tìm kiếm nước đi tốt nhất chỉ vì giới hạn thời gian, họ không thể nào chinh phục được các giải đấu quốc tế trong tương lai gần.

Mok Jinseok 9p cũng nói rằng, những trận đấu kéo dài 2 ngày như các danh hiệu của Nhật Bản là cần thiết cho độ sâu sắc của ván đấu. Thời gian giới hạn rộng hơn, cho kì thủ nhiều cơ hội hơn.
Mặc dù, hầu hết các giải cờ nhanh khá thú vị cho người hâm mộ, nhưng hiện tượng này có thể sẽ làm giảm chất lượng của Cờ vây. Một số người bảo cờ nhanh là xu hướng của thời đại.
Việc thể hiện sự mãnh liệt cũng quan trọng, không nghi ngờ.
Người hâm mộ sẽ không bao giờ chán.
Hơn nữa, những nước đi lỗi khiến trận đấu trở nên thú vị hơn.
Ngày nay, người ta thích những ván cờ tốc độ.

Những trận đấu dài dòng khiến Cờ vây khó phổ biển được.Tuy nhiên, như vậy, chúng ta có thể sẽ khiến mất cờ vây mãi mãi. Nếu kì thủ chuyên nghiệp không quan tâm đến mỗi nước đi nữa, và chỉ cố học cách làm sao để thắng nhanh gọn lẹ. Trình độ trung bình của Cờ vây chắc chắn sẽ đi xuống. Sức quyến rũ thực sự của Cờ vây nằm trong nỗi đau say đắm của những kì thủ mạnh. Một cách nói khác, Cờ vây là tập hợp của từng nước đi, trình tự của chúng là điều quan trọng nhất.Mỗi nước, kể cả một nước có giá trị nhỏ nhất, đòi hỏi sự đánh giá cao nhất. Nếu không đủ thời gian, làm sao người ta có thể phán đoán tốt ?

Tôi muốn trở thành kì thủ dồn hết tất cả tâm trí trên bàn cờ, và cố gắng tìm những nước đi tốt nhất. Nếu tôi được chơi trong những trận giới hạn 8 giờ, tôi sẽ nghĩ gì khi ngồi trước bàn cờ. Tôi không tưởng tượng được. Tôi vẫn chỉ chơi các trận đấu có giới hạn cao nhất là 3 giờ. Tất nhiên, có lẽ tôi không đủ khả năng. Nhưng nếu các kì thủ cấp cao có 8 giờ, họ sẽ cống hiến những trận đấu mà ai cũng phải nể phục.

Dù cho cả thế giới đều bảo “nhanh lên nữa”
Tôi muốn thế giới Cờ vây trở lại thời kì trước, khi kì thủ được cho đủ thời gian.
Khi tôi xem trận Kisei, tôi thấy ganh tỵ với Cho Chikun, người có thể bỏ cả tiếng đồng hồ cho một nước đi. Ngay bây giờ, trong nhiều giải đấu ở Hàn Quốc, các kì thủ có nhiệm vụ phải chơi rất nhanh ngay từ khởi đầu.

Tôi cảm thấy hơi buồn bởi áp lực của thời gian
Tôi vẫn luôn mơ được chơi những ván ở trình độ sâu nhất, với thời gian thật dài, một ngày nào đó.


Nguồn: http://loveku.livejournal.com/

One comment

  1. Trung Tiến says:

    Đồng ý. Mình mới bắt đầu tập chơi và mình cũng rất thích ngồi nghiền ngẫm tỉ mỉ, nhưng có lẽ tăn măn kỹ quá thì cũng ko tốt cho beginer như mình nhỉ :)))

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *