Cách chơi cờ vây – Tất tần tật về luật cờ vây

Cờ vây là trò chơi xây dựng những vùng đất cho mình từ một bàn cờ trống. Cách chơi cờ vây hoàn toàn khác với Caro hay Othello như nhiều người vẫn tưởng.

Trong bài viết này, mình xin chia sẻ toàn bộ những luật cờ vây cơ bản nhất. Bao gồm từ điều lệ, cách ăn quân, cho đến cách tính điểm, cũng như làm thế nào để tiến hành một trận đấu bài bản. Chỉ cần đọc qua một lần và chơi cờ vây online thử là bạn sẽ biết cách chơi cờ vây ngay thôi.

Mục đích của cờ vây là tranh giành đất

Bắt đầu từ một bàn cờ trống, hai bên luân phiên đặt quân Trắng và Đen vào. Từ đó các quân này không được phép di chuyển nữa. Nhiệm vụ của những quân này là bao quanh các khu vực nhất định trên bàn cờ để biến chúng thành đất của mình.

Trận đấu kết thúc khi hai bên cùng lúc bỏ lượt (người chơi được phép bỏ lượt nếu muốn). Khi đó ta tiến hành đếm đất của mỗi bên. Bên nào nhiều đất hơn thì thắng.

cách chơi cờ vâyTừ một bàn cờ trống, hai bên thay phiên nhau đặt quân vào.

cách chơi cờ vâyTrận đấu kết thúc khi hai bên đã hoàn tất chiếm đất.

Một trận đấu ví dụ về cách chơi cờ vây

Chúng ta cùng xem diễn biến của trận đấu minh họa phía trên. Từ lúc bàn cờ còn trống cho đến khi hai bên bỏ lượt không đi nữa. Trận đấu này không xảy ra trường hợp ăn quân lẫn nhau. Ta chỉ cần tập trung vào cách hai bên chiếm đất.

 

Download SGF

 

5 điều luật cờ vây cơ bản nhất

Trước khi học luật cờ vây chi tiết. Chúng ta phải nắm được 5 điều luật đơn giản sau đây:

Điều 1

  • Kích thước chuẩn để thi đấu là 19×19 đường kẻ.
  • Tuy thế, cờ vây cũng có thể được chơi với kích cỡ bàn tùy ý, như 9×9 hoặc 13×13.

luật cờ vây

luật cờ vây

 

Điều 2

  • Trận đấu bắt đầu với bàn cờ trống, Đen đi trước.
  • Trường hợp đấu cờ chấp thì Trắng đi trước, Đen đặt sẵn số quân được chấp xuống bàn cờ.

Điều 3

Đặt quân vào giao điểm của các đường kẻ. Ví dụ như hai quân Đen ở hình bên dưới. 

luật cờ vây
Đặt như Trắng là sai

Điều 4

  • Quân cờ đã đặt xuống bàn thì không được phép di chuyển.
  • Trường hợp quân bị ăn sẽ được bốc ra khỏi bàn cờ.

Điều 5

  • Đến thời điểm cần thiết, người chơi được quyền bỏ lượt không đi tiếp nữa.
  • Trận đấu kết thúc khi cả hai bên cùng lúc bỏ lượt. Lúc này tiến hành đếm đất để xác định thắng thua.
luật cờ vây
Khi đất của hai bên hoàn chỉnh, cả hai được quyền bỏ lượt

 

Trước khi bắt tay vào tìm hiểu diễn biến của một trận đấu cờ vây, chúng ta sẽ làm quen với điều luật quan trọng nhất: Luật ăn quân.

Luật ăn quân trong cờ vây

luat-an-quan-1

  • Khi một quân cờ được đặt xuống bàn trống, tất cả giao điểm nằm sát (ngang và dọc) là khí của quân đó.
  • Đen có thể tạo một đám quân có nhiều khí hơn bằng cách nối quân với nhau.
  • Hai quân chéo nhau thì chưa nối với nhau, như Đen B không liên quan với nhóm A.

luat-anqu

  • Khi đối phương đặt quân vào khí của mình, quân mình mất đi khí ở đó.
  • Một quân không còn khí sẽ bị ăn và được bốc ra khỏi bàn cờ, trở thành tù binh của đối phương.
  • Ví dụ Trắng đi tại các điểm ‘X’ sẽ ăn được những quân đen đánh dấu tròn tương ứng.

Điểm hết khí

luật ăn quân

  • Đen được đi ở bất kỳ đâu, trừ các điểm đánh dấu phía trên. Các điểm này gọi là điểm hết khí.
  • Ngược lại, Trắng được phép đi vào vì nó đơn giản là nước nối quân.

luật ăn quân

  • Tuy thế, ta vẫn được phép đặt vào điểm hết khí trong trường hợp có thể ăn được quân đối phương.
  • Ở hình trên, khi Đen đi vào các vị trí tam giác thì sẽ ăn được những đám trắng đánh dấu tròn.

Một trận đấu minh họa cho luật ăn quân

Đây là một trận đấu đơn giản và hoàn chỉnh để các bạn làm quen với khái niệm ăn quân, bao gồm cả phần thu quan kết thúc trận đấu, chúng ta sẽ bàn chi tiết về thu quan ở phần sau.

 

Download SGF

 

20 bài tập thực hành ăn quân

Dưới đây là 20 bài tập để làm quen với luật ăn quân. Tìm trong mỗi bài tập một đám quân trắng chỉ còn 1 khí và đánh vào đó để ăn chúng ra khỏi bàn cờ.

 

 

Lưu ý, trong đa số các trường hợp, việc ăn quân đối phương luôn cần thiết cho kết quả ván đấu. Tuy nhiên, ta có thể bỏ qua không ăn khi quân đối phương đã hoàn toàn bị bao vây, không còn cách thoát, hoặc là đám quân nhỏ, không đáng kể.

Luật đấu cướp

Đấu cướp là hình cờ đặc biệt nhất trong cờ vây, xảy ra khi hai bên có thể ăn qua ăn lại một quân.

  • Đen vừa đi quân tam giác để ăn một quân trắng đánh dấu.
  • Trắng không được phép ăn lại ngay lập tức, vì như vậy sẽ tạo ra hình lặp đi lặp lại nếu hai bên đều rất muốn ăn.
  • Trắng cần phải đợi qua một lượt chơi (Trắng đi bất kỳ vị trí nào khác trên bàn cờ). Sau đó, nếu Đen không nối lại để cứu quân, Trắng có thể đi ăn một quân tam giác này.

  • Sau khi Đen ăn bằng quân tam giác, Trắng đánh ở 1, Đen bắt ở 2 để giết trắng và cứu nhóm 4 quân của mình.
  • Nước 1 của Trắng gọi là nước dọa cướp, một nước bắt buộc Đen phải đỡ.
  • Sau trao đổi 1 và 2, Trắng được phép đi ăn ở 3. Lúc này, Đen cũng không được ăn lại liền, mà cũng phải đợi qua một lượt.

Cách tính thắng thua trong cờ vây

Mục đích của một ván cờ vây là chiếm được càng nhiều đất càng tốt. Khi trận đấu kết thúc, bên nào nhiều đất hơn sẽ chiến thắng. Vậy đất là gì?

  • Đất là những khu vực trên bàn cờ được bao vây hoàn toàn bởi quân mình hoặc bởi quân mình với các biên bàn cờ.
  • Số lượng đất được tính bằng số giao điểm trống nằm bên trong khu vực mình bao vây, không tính quân cờ. Đơn vị là mục.
  • Khi xác định đất của hai bên đã hoàn chỉnh, người chơi được phép bỏ lượt. Trận đấu kết thúc khi cả hai bên cùng lúc bỏ lượt.
  • Những quân mà hai bên ăn được sẽ được xếp vào đất đối thủ trong quá trình đếm đất, giúp thu hẹp đất đối thủ lại.

mục đích của một ván cờ vây

  • Đất của Trắng là những điểm đánh dấu ‘o’ và đất của Đen được đánh dấu ‘x’.
  • Trắng có 16 mục và Đen có 22 mục.
  • Do Trắng đi sau, Trắng được cộng 6.5 mục bù cho bất lợi của mình, nên Trắng có 22.5 mục.
  • Trắng thắng 0.5 mục.

Minh họa cho ví dụ trên

 

Download SGF

 

Thu quan – Kết thúc trận đấu

Thu quan là giai đoạn cuối cùng của ván cờ, diễn ra sau khi mọi khu vực trên bàn cờ sẽ được xác định rõ ràng là của bên nào chiếm giữ.

Mục đích của việc thu quan là làm lớn đất mình, giảm thiểu đất đối phương trong lúc xây dựng hoàn chỉnh các đường biên giới giữa đất hai bên.

mục đích của một ván cờ vây

  • Hình bên là một trận đấu đã vào giai đoạn thu quan.
  • Các bạn có thể nhìn ra khu vực nào của Đen và của Trắng rồi chứ?
  • Vấn đề là Đen đi thu quan như thế nào?

Minh họa cho ví dụ trên

 

Download SGF

 

Bài tập thu quan

Dưới đây là 5 bài tập để các bạn làm quen với cách thu quan. Tìm trong mỗi bài 3 vị trí mà Đen cần đi để làm lớn đất mình, thu hẹp đất đối phương đồng thời hoàn thiện lãnh thổ.

 

 

Luật cờ vây sống chết – Khi một đám bị vây

Khi hai bên giao tranh, rất nhiều khi một bên bị bao vây hoàn toàn bởi quân đối phương. Lúc này, chúng ta sẽ phải xét đến tình trạng của nó, thường sẽ rơi vào 1 trong 3 trường hợp sau: đã sống, đã chết, hoặc chưa thể xác định được.

song-va-chet-1

  • Quân trắng đang bị bao vây, nếu Đen muốn giết, Đen chỉ cần xiết hết khí của quân trắng. Trắng không thể chạy đâu thoát được.
  • Ở góc dưới, Đen có thể xiết hết các khí bên ngoài, cuối cùng đánh vào điểm hết khí để giết trắng.
  • Những đám quân như phía trên được xem là chết kỹ thuật. Khi trận đấu kết thúc, Đen không cần đi xiết khí để ăn, mà được phép nhấc toàn bộ nhóm trắng ra và xếp vào đất Trắng, tương tự như những quân ăn trực tiếp.

song-va-chet-2

  • Trong hình trên, các đám trắng cũng đã bị Đen bao vây hoàn toàn phía ngoài.
  • Tuy nhiên, các đám quân này đã sống, bởi vì Đen không thể xiết hết khí chúng để bốc ra khỏi bàn cờ.
  • Tại sao lại như vậy?

Muốn sống phải có hai mắt

Khi một đám quân bị bao vây hoàn toàn bởi quân đối phương, điều kiện để đám đó sống là nó phải có hai mắt hoặc tự chiếm được một vùng đất đủ lớn để tạo hai mắt khi cần.

Vậy mắt là gì? Tại sao lại cần hai mắt?

song-va-chet-3

  • Điểm A như hình trên được gọi là mắt của đám đen bao quanh nó.
  • Về cơ bản, mắt là các điểm hết khí (được nhắc đến ở phần 1) mà đối phương không được phép đi vào.
  • Nếu Trắng xiết hết các khí xung quanh một đám quân có một mắt, Trắng vẫn có thể ăn nó.

song-va-chet-4

  • A và B là hai mắt của Đen.
  • Trắng không thể đặt ở đâu trong hai vị trí này để ăn quân đen, bởi đám đen luôn còn một khí là mắt còn lại.
  • Nói cách khác, hai mắt này là hai điểm hết khí mà Trắng không thể đi vào.
  • Đám đen đã sống.

Mắt thật và mắt giả

Trong một số trường hợp, mắt mà người chơi tạo được có thể chỉ là mắt giả. Một đám quân chỉ có thể sống với hai mắt thật.

song-va-chet-10

  • Hai đám quân phía trên đã có hai mắt tại các điểm đánh dấu. Tuy nhiên, Trắng có thể đi vào hai điểm B và D để ăn một vài quân đen phía ngoài.
  • Như vậy, hai mắt ở B và D được gọi là mắt giả. Nếu Đen nối lại để cứu quân, cả đám sẽ chỉ còn một mắt thật, không đủ tạo sống.

song-va-chet-11

  • Để xác định mắt thật hay giả, ta xem các cửa của nó, đó là các điểm được đánh dấu chéo. Những điểm này có nhiệm vụ quan trọng là nối các quân tạo mắt lại thành một đám liền mạch.
  • Nếu Trắng chiếm được ít nhất 2 cửa của mắt ở trung tâm, nó sẽ trở thành mắt giả.
  • Nếu Trắng chiếm được ít nhất 1 cửa của mắt ở biên, mắt này cũng là mắt giả.

3 giai đoạn của một trận đấu thực tế

Sau khi học về luật ăn quân và chiếm đất. Có thể các bạn vẫn chưa hiểu cách một trận đấu được tiến hành. Phần 4, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một trận cờ vây diễn ra như thế nào.

Hai bên sẽ giành nhau chiếm đất để thắng cuộc. Vậy những vùng đất này sẽ được hình thành theo cách gì? Theo hướng đơn giản nhất, ta chiếm đất với ba bước. Khai cuộc – Trung cuộc – Thu quan.

Bước 1: Khai cuộc

Trước hết, ta cần xây dựng khung ở các khu vực mà ta muốn chiếm đất. Khi đã có khung, những khu vực đó được gọi là đất tiềm năng của người chơi đó. Tuy nhiên, những khu vực này còn lỏng lẻo và có khả năng bị phá hủy.

fus01
Đen đang có đất tiềm năng ở biên trên và trái bàn cờ. Trắng chiếm biên dưới.

Bước 2: Trung cuộc

Sau khi (hoặc trong khi) xây dựng đất tiềm năng, người chơi có thể suy nghĩ đến việc đi quân vào khung của đối phương để thu hẹp chúng lại. Người còn lại sẽ tìm cách thu lợi thông qua việc tấn công những quân này.

Giai đoạn trung cuộc tương đối phức tạp này sẽ biến những cái khung ban đầu trở thành những vùng đất chắc chắn.

fus02
Trắng 1 nhảy vào khu vực biên trên để ngăn chặn Đen gia cố đất ở đây. Đen tấn công bằng 2, hai bên đánh nhau đến 6.
fus03
Trắng tiếp tục chạy với 1. Sau khi hai bên đi đến 5 thì các vùng đất tiềm năng lúc đầu giờ đã trở thành đất chắc chắn.

Bước 3: Thu quan

Khi không còn nơi nào để tạo khung, phá đất lẫn nhau, hoặc tấn công, ta bước vào giai đoạn thu quan. Lúc này, đất của hai bên có thể được tính là bất khả xâm phạm, tuy biên giới còn chưa rõ ràng.

Nhiệm vụ của hai bên là vừa mở rộng (biên giới của) đất mình vừa thu hẹp đất đối phương. Cho đến khi đất của hai bên sẽ hoàn chỉnh và có thể đếm được. Trận đấu kết thúc.

fus04
Quan sát các cặp số gần nhau, chúng đều là một thao tác: Lấn vào và chặn lại. (1-2), (4-5), (6-7), (8-9). Riêng nước 3 là nước bảo vệ quân Đen 1.
fus05
Hai bên tiếp tục lặp lại thao tác Lấn – chặn (và bảo vệ) cho đến khi các khu vực đất được hoàn chỉnh. Trận đấu kết thúc, hai bên đếm đất để xác định kết quả.

 

Kỳ phổ của trận đấu trên

Trận đấu trên kết thúc với kết quả Trắng thắng 9.5 mục với komi là 6.5. Mời các bạn theo dõi kỳ phổ để dễ hiểu hơn.

 

Download SGF

 

Nhiều kịch bản cho một ván cờ 9×9

Ở trên là một ví dụ tương đối dễ hiểu cho một trận đấu. Thế nhưng cờ vây là một trò thiên biến vạn hóa. Việc phân chia rạch ròi 3 giai đoạn này không phải dễ dàng. Đôi khi các giai đoạn chồng chéo lên nhau và chúng ta cần phải xử lý bằng cách nước đi hợp lý. Đặc biệt là ở kích cỡ bàn nhỏ 9×9 hoặc 13×13.

Thay vì một trận đấu với 3 giai đoạn diễn ra tiếp nối như trên, chúng ta cũng có thể bắt gặp một số kịch bản khác. Tôi xin đưa ra vài ví dụ:

Kịch bản 1:

Ở trận đấu này, gần như không có khai cuộc, mà hai bên lao thẳng đến giai đoạn trung cuộc, rồi tiến hành thu quan luôn.

 

Download SGF

 

Kịch bản 2:

Ngược lại, trong trận đấu bên dưới, hai bên bỏ qua giai đoạn trung cuộc (phá và tấn công lẫn nhau). Từ khai cuộc, hai bên thủ chắc đất mình và tiến hành thu quan luôn.

 

Download SGF

 

Kịch bản 3:

Trong giai đoạn trung cuộc, Trắng tính toán sai để chết một đám và chịu thua luôn, do có thu quan thì cũng không thể nào thắng được.

 

Download SGF

 

Cách chơi cờ vây bàn tiêu chuẩn 19×19

Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã xem tương đối nhiều những trận đấu diễn ra trên bàn 9×9. Đây là bàn kích cỡ nhỏ thường để dạy cờ và giải trí.

Để hiểu được một trận đấu trên bàn 19×19 cũng như 3 giai đoạn của nó, chúng ta cần học thêm nhiều lý thuyết về khai cuộc cũng như rất nhiều lý thuyết khác như mạnh, yếu, tường, moyo, đả nhập, mở biên, …

Có vẻ khá bổi rối rồi nhỉ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề sâu hơn về cờ vây ở những bài khác. Tuy nhiên, nếu các bạn muốn thử sức với bàn cờ lớn, hãy cứ chơi. Việc chơi cờ sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm thú vị đấy.

47 comments

  1. Kiện tướng says:

    Tôi rất yêu cờ vây , từ hồi tôi học được rồi thì tôi là kiện tướng cờ vây.

  2. DN Nguyễn says:

    Đây là một trong những trang web, đáng được lấy làm tiêu chuẩn cho những trang web khác! Trình bày vấn đề rất rõ ràng và thiết kế dễ nhìn… Cảm ơn page :))

  3. Nhựt Trần says:

    Ad tạo group Face cho ae đam mê cờ vây vào giao lưu học hỏi kinh nghiệm,chém gió các kiểu đi ad =))))
    Blog này thiết kế dễ nhìn bài viết dễ hiểu, điểm 10 cho ad page này :v

  4. DucVu says:

    Chủ thớt thiết kế web tối giản phù hợp 1 page cờ, nội dung học hay, nguồn tài nguyên kỳ phổ dễ học, dễ hiểu. Mong rằng có nhiều web như vậy để tạo cú hích cho mọi người trong những trò chơi trí tuệ- cờ thay về điện thoại

  5. Min says:

    Không ngờ sau 9 năm bây giờ mình mới thấy có nhiều ban Việt nam cũng chơi cờ vây. Cờ vây thực sự phát triển ở Việt Nam rồi, vui quá

    • Trần Quang-Tuệ says:

      Thế cờ khó thì bạn có thể giải ở goproblems.com hoặc các apps ví dụ như wbaduk 😀
      Thớt chơi cờ ở mức vừa phải

  6. Mộ Triều says:

    Trước xem nhiều phim cổ trang có chơi cờ vây r mà k bao h để ý chơi ntn nhưng xem “Chiêu Diêu” xong lại đi mua sách, xem vid, mua cờ các kiểu về chơi. Thực sự có hứng thú.

  7. Dyosbae_ll says:

    Xem kỳ hồn xong mò qua đây.
    Nếu có mục rate thì sẵn lòng cho blog 5 sao. Giải thích cặn kẽ, rõ ràng, cảm giác như có người đứng cạnh nói; ví dụ minh hoạ dễ hiểu, thích nhất mấy phần bài tập thực hành. Thiết kế đơn giản k màu mè. Có tâm ghê luôn ạ.
    Xem xong thấy cờ vây thú vị và khó hơn mình tưởng. K đơn giản như hồi bé lấy quân cờ tướng xếp xếp nữa ☺️ Thanks so much.

  8. BONBONDUAHAU says:

    Mình muốn chơi cờ vây, đọc ở cái phần mắt thì hơi khó hiểu nhưng mà vẫn thấy hay
    cờ vay vui mà cũng hơi khó hiểu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *