Kẻ đánh đổi cuộc đời lấy giấc mơ

Cờ vây là một loại trò chơi có lịch sử lâu đời nhất. Một khi đã bị nghiện cờ vây, bạn sẽ khó từ bỏ được, khả năng gây nghiện của nó thậm chí có thể còn không kém hơn rượu hay sex.

Có thể bạn chưa biết, rằng cờ vây còn có một biệt hiệu, tồn tại qua nhiều thế kỷ đó là ” Mộc hồ ly” (hồ ly sinh ra từ gỗ). Còn có một câu thành ngữ bằng tiếng Nhật rằng: ” Trò chơi 19 đường kẻ đã quyến dụ vô số nhân sinh”

Hic

Tống Thái Tông, vị vua “nghiện” cờ vây

Theo truyền thuyết, vị vua thứ hai đời Bắc Tống là Tống Thái Tông (976-997 sau công nguyên) rất yêu thích cờ vây. Nhà sư Weng Ying đời Tống có đề cập tới việc này trong cuốn ” Bữa tối cuối cùng” rằng Tống Thái Tông có một người hầu cận là Gia Huyên chuyên thu thập những kỳ phổ hay để nhà vua ngự lãm. Bởi vì việc này, rất nhiều triều thần tỏ ý phật lòng. Một số người thậm chí tố cáo Gia Huyên là kẻ làm đức vua xao nhãng việc triều chính bằng việc làm cho nhà vua đam mê cờ vây. Các vị đại thần khuyên can nhà vua nên từ bỏ cờ vây và nên tập trung vào việc triều chính.

Nhà vua thấy rằng mình không thể bỏ ngoài tai lời can gián của các vị trọng thần này được, nên ông bèn bào chữa thế này: ” Ta hiểu ý các khanh, nhưng thật ra ta đang dùng cờ vây để tránh xa tửu sắc, ngoài kia ta có đến sáu cung cung tần mỹ nữ. Ta nghĩ các khanh không nên bàn về vấn đề này thêm nữa. Đam mê tửu sắc còn tệ hơn yêu thích cờ vây gấp bội phần, và chỉ có cờ vây mới giúp trẫm tiết chế để tránh xa ba ngàn cung tần mỹ nữ trong sáu cung điện ngoài kia”. Sau khi nghe thấy vậy, các vị quan trong triều bắt đầu cân nặng giữa khái niệm “tửu sắc” và “cờ vây”, và nhận thấy ít ra một ông vua đam mê cờ vây còn tốt hơn là một ông vua đam mê tửu sắc. Sau đó họ không bàn đến vấn đề này nữa.

Vua Tống Thái Tông
Vua Tống Thái Tông

Thật ra, Tống Thái Tông không hoàn toàn nói dối. Ông đã quá bận rộn với cờ vây đến nỗi ít khi có thời gian dành cho các phi tần của mình. Và xuyên suốt lịch sử, có vô số những ví dụ về những người bị nghiện cờ đến mức quên cả nhiệm vụ thường ngày. Đơn cử như Trịnh Gia (Zheng Xia) thời Tống mê cờ đến nỗi anh ta ép tất cả khách tới thăm nhà phải chơi cờ với mình. Trong trường hợp khách không biết chơi cờ, anh ta vẫn cố nài khách ở lại để anh ta có thể bắt đầu ván cờ giữa tay trái và tay phải của chính mình.

Cờ vây trong Liêu Trai Chí Dị

Dĩ nhiên là rất nhiều câu chuyện kể đã được cường điệu lên rất nhiều. Chuyện càng dài thì mức độ tin cậy càng ít. Một vài câu chuyện kể đã đi vào văn học. Ví dụ như Bồ Tùng Linh đã từng viết trong bộ “Liêu Trai Chí Dị”, truyện kể rằng có một hồn ma thích chơi cờ vây đến độ đã đánh đổi cuộc sống của mình vì nó. Một ngày, hồn ma không thể tìm thấy đối thủ cùng chơi cờ với mình ở địa ngục nên anh ta quyết định tìm một người cùng chơi ở dương gian. Khi anh ta bắt đầu ván cờ thì không thể dừng lại được cho đến khi trời sáng. Quỷ sứ canh giữ địa ngục đã tầm nã anh về và trừng phạt bằng cách đày anh xuống tầng địa ngục thứ 18 vĩnh viễn không thể siêu sinh. Hồn ma này đã đánh đổi cả cuộc đời để đổi lấy giấc mơ của mình. Bồ Tùng Linh đã viết một bài thơ trong Liêu Trai thế này:

“Cho người ngồi suốt ngày bên bàn cờ
Bỏ cả công việc hằng ngày, để đổi lấy giấc mơ
Xin đừng thương hại con người ấy
Số phận anh đã định đoạt
Trước khi ván đấu kịp bắt đầu”

Trắng và đen thay cho vàng và bạc

Còn có những người nghĩ rằng cờ vây quan trọng hơn tiền bạc. Họ đã chọn lựa trong thế giới này màu trắng và đen thay vì màu vàng và bạc. Cha của Phan Sĩ Bình, kỳ thủ hàng đầu sống trong triều Minh là một ví dụ. Ông mê cờ đến nỗi không thèm ngó ngàng gì đến chuyện kiếm sống. Kết quả là gia đình ông vô cùng nghèo túng.

Phan Sĩ Bình đã không làm thân phụ của mình thất vọng, bên cạnh đó, Phan Sĩ Bình lại trở nên giàu có. Cờ vây trở nên phổ biến xuyên suốt triều Minh, và những cao thủ có nhiều cách đề kiếm tiền. Những ván đấu tưởng niệm, ván cờ đẳng cấp cao, hay những thương nhân giàu có sẽ trả một khoản hời chỉ để những kỳ thủ này đến chơi cờ tại tư dinh của họ.

Chúng ta có thể thấy rằng cờ vây chính nó không phải là nguyên nhân của nghèo túng, nhưng là do chính sự nghiên ngập thái quá gây nên. Không phải tất cả những kỳ thủ hàng đầu đều nghiện cờ, cả những người sắp trờ thành kỳ thủ đẳng cấp cao cũng vậy.

Sự khác biệt giữa kỳ thủ chuyên nghiệp và nghiệp dư thể hiện ở chỗ, kỳ thủ nghiệp dư đánh cờ để tìm niềm vui và như vậy rất dễ dẫn đến chứng nghiện cờ trong khi kỳ thủ chuyên nghiệp tìm kiếm những cách chơi chính xác và hình cờ hoàn hảo, họ chơi cờ để chiến thắng hơn là tìm niềm vui. Tóm lại, nghiệp dư chơi cho vui, còn chuyên nghiệp để kiếm tiền và cả danh tiếng nữa.

Nguồn:  từ “Don’t feel sorry for him who gave up his life over a hobby” – Tạp chí cờ Go Winds volume 3 số 1, trang 20

      

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *