Định giá cho mỗi quân cờ vây

Xe mười, pháo bảy, ngựa ba – đây là “khẩu quyết” để chơi cờ tướng. Nghĩa là cứ dùng phép tính là biết ai đang lợi thế hơn trong một trận cờ tướng (tất nhiên bố cục trận đấu cũng rất quan trọng). Cờ vây kì cục hơn, khởi đầu như nhau, đến khi được đặt xuống thì mỗi quân một giá, và giá trị này không phải bất biến: nó thay đổi liên tục.

co-vay-cafe

Ta sẽ định giá quân cờ theo 2 mặt: vị trí của nó và ở một thời điểm nhất định trên bàn cờ. Chuyện này khiến người mới chơi cờ khá bối rối: định giá như thế nào? how?

Một ví dụ:

Quân Trắng tam giác có quan trọng không? Ta cần cứu nó không?

Hình giữa: Cần cứu! Nếu ăn được quân Trắng này, Đen sẽ bảo vệ đc quân mình, chiếm đất góc đồng thời tấn công 2 quân Trắng (tam giác). Ngoài ra, hình cờ của Đen như hình trên gọi là hình hoa (ponnuki). Trong cờ vây, hình hoa có giá trị là 30 mục.

Hình thứ 3: Nếu Trắng đi xuống, quân Đen vuông sẽ rơi vào khó khăn, Trắng dễ chiếm được góc, bảo vệ hai quân biên. Hai quân Đen ở ngoài cũng yếu hơn rất nhiều.

Quân này rất quan trọng, giá trị hơn 30 mục. Trắng tuyệt đối không được để Đen ăn.

Ví dụ khác

Quân Trắng tam giác dưới thì sao?

Không, chả quan trọng, Đen ăn quân này là lấy thêm chỉ tròn trịa 2 mục, quân này không ảnh hưởng đến mạnh yếu cũng như đất đai của hai bên. Đen chỉ muốn giết nó trong giai đoạn rất muộn của trận đấu.

Về việc định giá này còn nhiêu khê lắm, tớ giới thiệu ở đây cho vui thôi. Khi nào rảnh rỗi sẽ đi dần dần vào một số ví dụ chi tiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *