Sống như đóa hoa sen – Nichiren, người truyền bá cờ vây ở Nhật Bản

Nichiren_statue_Japan
Tượng Của Thánh Tăng Nichiren

Nichiren (日蓮;16/2/1222 – 13/10/1282) Là một tăng nhân sống vào thời kỳ Mạc Phủ Kamakura. Ông là một trong những người có ảnh hưởng lớn đến nền phật giáo Nhật Bản và cũng là người sáng lập ra Nhật Liên Tông (Nichiren shū) đặt nền móng cho một trong những tông phái đại thừa của phật giáo .

Ngoài việc là một nhà sư nổi tiếng, ông cũng là một trong những người đầu tiên truyền bá nghệ thuật cờ vây ở Nhật Bản.

Tiểu sử

Nichiren sinh ra ở làng chài Kominato ở Nagase,Tỉnh Awa. Cha mẹ ông sống nghèo khó bằng nghề chài lưới, lúc ông sinh ra được đặt tên là Zennichimaro (善日麿)  mang ý nghĩa là đứa con tốt lành của mặt trời cũng đánh dấu ý nghĩa tương lai ông sẽ đem lại điều tốt đẹp cho thế gian.

Năm lên 11 tuổi ông xuất gia ở Seichō-ji , và đến năm 16 tuổi ông chính thức trở thành tăng nhân lấy pháp hiệu Zeshō-bō Renchō (Nghĩa là Liên Trưởng ). Sau này ông bắt đầu chu du nhiều nơi ở nhật bản để học hỏi. Qua nhưng năm lưu lạc này, ông nhận ra đất nước nhật bản đã lâm vào cơn nguy hiểm lớn, không chỉ ngoại xâm mà còn cả tín ngưỡng và đạo đức con người .Các tông phái phật giáo ở nhật bản lúc đó chỉ lo bợ đỡ đám quý tộc giàu sang để trục lợi, giáo lý lại chỉ khiến bá tánh càng thêm tiêu cực bi quan.  

Cải cách xã hội

Nichiren nhận ra rằng thời cuộc cần một giáo lý mới nhằm thay đổi xã hội từ trong tâm tưởng tính ngưỡng mới được, ông quyết định ẩn tu trên đỉnh koya và nghiên cứu Pháp Hoa Kinh,  qua đó ông nhận ra chỉ có ” Diệu Pháp Liên Hoa Kinh ” là có thể đưa con người đến chân thiện vì nó nhắm thẳng vào niềm tin ở con người. Năm 1253 ông đổi pháp danh là Nichiren (Nichi (日) Nghĩa là mặt trời và ren(蓮) nghĩa là hoa sen )

Sau đó, ông trở lại chùa và bắt đầu truyền bá giáo lý của mình .Ngày 16 tháng 7 năm 1260, ông quyết định diện kiến người nắm giữ quyền lực nhất mạc phủ Kamakura và đưa ra luận thuyết Rissho Ankoku Ron (Lập Chính An Quốc Luận ), ông chỉ ra rằng nền móng quốc gia đang rung chuyển và nếu không cải cách lại xã hội từ bỏ những giáo lý sai trái thì trong tương lai dân chúng đói kém quốc gia sẽ bị xâm lược. Đây cũng chính là lời tiên đoán sớm cho 14 năm sau Mông Cổ xâm lược Nhật Bản. Chính vì lý luận này ông gặp nhiều chỉ trích từ những tông giáo khác và cả tầng lớp quý tộc, samurai căm ghét .

Năm 1261 ông bị lưu đày ở Izu Peninsula. Năm 1264 ông bị ám sát suýt chết bởi lệnh của Tōjō Kagenobu. Năm 1271 ông bị Hei No Saemon bắt giam và ra lệnh chém đầu vào ngày 12/9/1271, may mắn đúng lúc một viên sao băng bay qua bầu trời nên ông đươc tha chết và đày đi Sado, một trong những nơi lạnh giá và gió rét nhất Nhật Bản .

Nichiren_exiled
Bức hình miêu tả cảnh Nichiren bị đi lưu đay, vị đệ tử Nichirou muốn đi theo nhưng bị ngăn cản

Nhiều lần lâm vào cảnh lưu đày và bị ám sát, thậm chí là đã bị lôi ra pháp trường xử trảm, nhưng ông vẫn không ngừng khích lệ tín đồ, giảng dạy giáo lý và viết sách, thơ nhằm cổ vũ niềm tinh cho các đệ tử .

Năm 1274, Khi sứ giả Mông Cổ đem thư yêu sách Nhật Bản thần phục và triều cống, giới quý tộc Nhật Bản mới nhận ra những tiên đoán của ông đã thành sự thật, Nichiren được thả khỏi Sado sau chuyến lưu đày thứ 2. Nhân cơ hội này ông trở về và bắt đầu truyền bá giáo lý và sáng lập Nhật Liên Tông ở Minobu cho đến cuối đời. (Dù rằng những năm sau tầng lớp quý tộc vẫn không ngừng đàn áp đệ tử của ông, nhưng không ai chịu cúi đầu và mất niềm tin mà còn phát triển hơn)

Thời điểm Nichiren xuất thế cũng là thời điểm loạn lạc bậc nhất trong lịch sử của Nhật Bản. Ngay sau khi Minamoto No Yorimoto khai sinh ra cái gọi là mạc phủ và bị Thiên hoàng Go-Daigo thay thế tạm nắm quyền (nhưng thực chất quyền lực vẫn nằm trong tay gia tộc Minamoto). Đất nước rối ren bởi mối mâu thuẫn giữa thiên hoàng và các đại gia tộc. Nạn đói rét và mất mùa sảy ra liên miên, lũ lụt và bão, động đất và núi lửa thường xuyên xảy ra, Nhật thực, nguyệt thực xảy ra ở nhiều nơi trên nước nhật (có nhiều ghi chép chứng minh). Sinh ra vào thời điểm như thế Nichiren quả là bậc vĩ nhân, ông không chỉ đứng lên chống lại cường quyền và lũ tông giáo xa đọa, ông còn cố gắng giúp đỡ con người vững tin vào chính mình để vượt lên số phận.

Giản dị khôi tuyền giữa hải thương 

Thanh tao tinh khiết tỏa mơ thường 

Lâm trong ô trọc ngời chân lý

Sống giữa mê sình rạng tuyết sương

Cánh nắng lung linh rèn thơm ngọc 

Đai trầm dìu dịu toả ngần hương

Mại mềm mỏng mảnh hồn thư thái

Hỷ xả tâm lòng chẳng vấn vương

st.

Nichiren – Người truyền bá và kỳ thủ cờ vây

Nichiren cũng là một trong những người truyền bá nghệ thuật cờ vây ở Nhật bản.

Năm 1829 ở Nhật có xuất bản một cuốn sách là “Cổ kỳ” gồm nhiều kỳ phổ cổ của Nhật Bản. Trong đó, ván đấu được ra đời sớm nhất là do Nichiren đấu với Nichirou. Ván cờ này ghi lại là vào khoảng những năm 1253 ~1254 nghĩa là lúc đó Nichirou mới lên 8 tuổi. Nichirou cũng là một trong 6 vị đệ tử kế thừa của Nichiren về sau.

Sau nước 181, kỳ phổ không được lưu lại. Ván cờ này vẫn còn bị nghi ngờ là người đời sau tự biên lại, vì trong ván có một số hình cờ chưa từng xuất hiện trong bất cứ kỳ phổ nào trước đó, kể cả kỳ phổ cổ của Trung Quốc .

Sau Nichiren Nhật Bản sẽ phải chờ thêm khoảng 280 năm sau để chờ đón vị Kỳ nhân đầu tiên khai sáng cho kỳ đàn Nhật Bản và thế giới, Honinbo Sansa.

Kỳ phổ có bình luận

Nichiren (日蓮; 1222 –1282) Trắng vs Nichirō (日朗, 1245–1320) Đen.

Nguồn kỳ phổ lấy từ  koko chomei shuu.

 

Download SGF

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *