Tổng quan cờ vây ở Việt Nam và hướng đi tiếp theo

Như bài viết vừa đăng lần trước, mong muốn của tôi khi lập Blog cờ vây là để cờ vây được biết đến nhiều hơn ở Việt Nam.

Mục tiêu mà tôi muốn đạt được là sẽ có hơn 10.000 người chơi cờ vây ở trình độ 10 kyu trở lên. Nghĩa là riêng ở HCM sẽ có khoảng 3.000 người chơi thường xuyên, 30 câu lạc bộ thuộc các trường TH và ĐH, 3 câu lạc bộ cờ vây kiểu quán Cafe và ít nhất 1 trung tâm dạy cờ vây.

Thực tế thì sao?

Hiện tại có bao nhiêu người chơi cờ vây ở Việt Nam?

Theo thống kê của Liên đoàn cờ vây thế giới vào năm 2014. Số lượng người chơi cờ vây ở một số nước Châu Á như sau:

  • Hàn Quốc: 8.000.000
  • Nhật Bản: 4.000.000
  • Thái Lan: 1.000.000
  • Singapore: 100.000
  • Indonesia: 500
  • Malaysia: 500
  • Việt Nam: 300

Con số 300 thì có vẻ hơi ít nếu tính luôn cả những người “biết sơ sơ”. Nhưng trình độ 10 kyu trở lên và còn chơi thường xuyên (ít nhất 1 trận/tuần) thì đúng là khoảng 300 người.

Một giải đấu ở Singapore

Singapore là nước gốc Hoa nên không đáng ngạc nhiên khi lượng kỳ thủ tương đối đông. Điều thú vị là tại sao Thái Lan lại có đến 1 triệu người chơi cờ? Tôi hơi nghi ngờ con số này.

Cờ vây Thái Lan được đỡ đầu bởi tập đoàn CPall – Seven Eleven. Vì thế nên làm cờ vây cũng được tính là một nghề ở Thái Lan, và họ đủ tiềm lực tài chính để tổ chức nhiều giải cấp châu lục và thế giới.

Các kỳ thủ thường chơi cờ vây ở đâu?

Với số lượng tương đối ít ỏi, người chơi cờ vây ở Việt Nam không có nhiều lựa chọn ngoài việc chơi cờ vây online. Hằng ngày có trung bình 40 người thường xuyên online tại Room Vietnam Cafe ở KGS.

Ngoài ra, các bạn có thể xem danh sách các clb cờ vây ở đây. Theo đó, ở một vài thành phố lớn của VN có tổ chức clb, tuy nhiên hình thức clb nhìn chung vẫn là để họp mặt cho vui là chính, không chuyên chú vào chuyện chơi cờ.

Khoảng 90% người chơi thường xuyên hiện đang sinh sống tại HN và HCM.

Có bao nhiêu giải đấu hằng năm?

Giải đấu lớn và quan trọng nhất của cờ vây Việt Nam là Giải vô địch cờ vây toàn quốc Cúp LS. Đây cũng là giải đấu duy nhất nhận được một nguồn tài trợ khá dồi dào. Tổng giải thưởng lên đến khoảng 200 triệu chưa tính tiền thuê mặt bằng và chi phí sự kiện.

Giải cờ vây toàn quốc cúp LS 2016

Giải đấu này quy tụ hơn 100 kỳ thủ nam nữ ở mọi độ tuổi.

Ngoài ra, để duy trì phong trào, ở các thành phố đều cố gắng tổ chức một số giải đấu tự phát như Giải kỳ thủ mạnh, Giải cờ vây TPHCM, Giải cờ vây NVHTN, Giải cờ vây đồng đội HN, Giải giao lưu Việt – Hàn, Giải cờ vây sinh viên TPHCM,…. Tất cả các giải đấu này đều được chạy bởi nguồn vốn và công sức tự bỏ ra bởi những người đam mê cờ vây.

Độ tuổi trung bình của người chơi

Trong khoảng 40 kỳ thủ tham gia thi đấu ở bảng vô địch nam thuộc giải toàn quốc, gần 30 người thuộc thế hệ 8x, (tầm 28 – 38 tuổi). Ngoài ra có chừng 6-7 kỳ thủ trẻ hơn, cùng sự góp mặt của một số kỳ thủ thuộc thế hệ trước.

Bảng Nữ U11 chỉ chiếm vỏn vẹn một góc nhỏ

Sự thiếu hụt của thế hệ trẻ được thể hiện khá rõ ràng qua danh sách thi đấu các bảng U16 và U11 năm 2016, trong đó Nam U16 có 10 em, Nữ U16 có 5 em, Nam U11 có 6 em và Nữ U11 có 5 em.

Đây là những con số rất chán đời vì nếu không có lớp kế thừa, cờ vây VN chỉ có một đường duy nhất là đi xuống.

Phát triển cờ vây. Cần không?

Tại sao tôi muốn phát triển cờ vây ở Việt Nam? Nó có cần không?

Cá nhân tôi sẽ trả lời ngay lập tức là có. Cờ vây là một trò chơi, một sở thích. Và đứng giữa những trò chơi/sở thích khác, như cờ tướng, cờ vua, thể thao, game, chơi nhạc cụ, học ngoại ngữ, vẽ vời, … Nó hoàn toàn có ưu điểm riêng để hấp dẫn những người phù hợp với nó.

Không hẳn là một trò chơi đòi hỏi trí thông minh hơn người, cờ vây gần hơn với một sự giải trí dựa trên nền tảng xây dựng. Người chơi cần đi tìm phương án hiệu quả nhất cho mỗi viên gạch mình được sử dụng.

Cờ vây rất rất rất vui nếu một người đã làm quen được với nó

Hướng đi tiếp theo

Tôi đã đi được một quãng khá xa trên con đường tìm hướng đi tiếp theo. Tôi đã nói chuyện với nhiều người, đã nghiên cứu cách thức hoạt động của nhiều thứ khác, nơi khác, đã thử và thất bại khá nhiều lần. Đến bây giờ, một vài điều tôi rút ra được là:

  • Đối tượng cần hướng đến là các em ở độ tuổi 6 đến 20.
  • Môi trường ta cần tạo ra là các câu lạc bộ tại trường TH và ĐH.
  • Cần phải xây dựng được một tổ chức có pháp nhân, uy tín và hoạt động hữu ích.

Và mấu chốt của cả 3 vấn đề trên, hehe, không gì khác hơn, hèhè, là tiền. Phải có một nguồn tài trợ tương đối dồi dào để thu hút được nhân lực cho các việc như dạy cờ, tổ chức sự kiện, làm truyền thông, và cả chơi cờ chuyên sâu.

Đây lại là một câu chuyện khác.

24 comments

  1. Anonymous says:

    <3 em mới biết đến cờ vây chưa được 1 tháng thôi, cũng là 1 cái duyên vì em đang phải trải qua quãng thời gian khá là khó khăn trong cs, và cờ vây giúp em thấy nhẹ nhõm hơn 🙂 em cũng 20 tuổi rồi 😀 mới bắt đầu học, nhưng mà thật sự nó rất vui. Từ ngày tìm thấy cái blog này của a thì thấy rất ngưỡng mộ anh, cũng hi vọng 1 ngày cờ vây ở Việt Nam sẽ phổ biến hơn. Chứ đừng như kiểu bạn em nó thấy em mày mò học cờ vây mà nó nhìn như sinh vật lạ ấy 🙁 . Chúc a thành công!

    • Lê Hà Khiêm says:

      em mới biết và học cờ vây được khoảng 2 tuần. em có đọc một số tài liệu, đoạn đầu thì dễ hiểu nhưng đến đoạn các cách bố trí quân thì loạn xì ngầu hết lên, không hiểu chi cả, em thấy nản quá.

    • Trần Quang-Tuệ says:

      Khiêm: để hiểu cờ vây thì đọc không chưa đủ đâu, phải thử chơi với người đã biết chơi nữa, thì mới khá được.

    • Nguyên says:

      @Khiem: nếu bạn ở tpHCM thì chiều thứ 7 cứ ghé qua NVH Thanh Niên, chỗ gần hồ con rùa. Luôn luôn có những bạn đã biết chơi ở đó và sẵn sàng hướng dẫn cho người mới. Cụ thể là admin Tuệ đó 😉

    • Kiệt says:

      Tôi muốn chơi cờ vây nhưng chưa biết gì hết. Cách nào để tiếp cận được và chơi. Có lớp học căn bản nào không. Tôi ở Miền tây.

  2. Alex Zeldery says:

    Bản thân em thì thấy cờ vây hiện tại thiếu những thứ sau:

    1/ Một chỗ học cờ quy mô và dài hạn
    Em thấy người ta vẫn cho con mình đi học các loại cờ khác như cờ vua, hay các môn như đàn, vẽ v.v… Với cờ vây, em thấy việc này khó hơn vì không có một môi trường rèn luyện kiểu như vậy. Người học sau khi biết những luật căn bản thường phải bơi rất nhiều qua vài chục ván với những người mạnh hơn. Nếu họ muốn học lên cao hơn (ví dụ từ biết chơi 1 ván 9×9 lên 5k chẳng hạn) thì ngoài đánh ra, không còn cách gì khác.

    2/ Một giải đấu thường xuyên
    Lấy ví dụ như trò Liên Minh Huyền Thoại. Ngoài sự kiện chính tổ chức tập trung trong 1 tháng (chung kết thế giới) thì luôn có các giải đấu thường niên, kéo dài trong khoảng 3 đến 4 tháng. Giải đấu thu hút một số lượt xem, bình luận nhất định, có điều kiện để lập topic trên các trang xã hội, và tạo một đấu trường đủ nghiêm túc để các vận động viên thử nghiệm, mài dũa.
    Giải cờ vây qua mạng mà blogcovay vô địch có thể là một sự kiện giống như vậy. Tuy nhiên do không duy trì được quy mô nên đã bị mất. Một giải đấu kiểu như 10 kỳ thủ mạnh nhất, đấu qua mạng mỗi tuần một ván, đấu vòng tròn 2 lượt, sự kiện play-off (giữa 4 người mạnh nhất) có thể thúc đẩy các kỳ thủ mạnh nhất hiện tại tiến lên.

    3/ Nguồn thu nhập chính quy
    Có rất nhiều giải đấu cờ vây mà tiền thường xuất phát từ lòng hảo tâm của … chính kỳ thủ tham dự. Đây hẳn không phải là điều tốt, vì nó không phục vụ cho dài hạn. Xét cho cùng, nếu muốn phát triển cờ vây, phải xác định rõ lại. Từ quảng cáo các sản phẩm liên quan tới cờ vây (hoặc không), từ việc dạy cờ tại trung tâm, hay từ việc đóng góp như phí thường niên cho một tổ chức về cờ vây, tất cả phải được tính. Cái này chắc … trùng ý ^^

    • Trần Quang-Tuệ says:

      Ừa nên như a nói, phải có tiền của mạnh thường quân thì mới triển khai được 3 cái trên. :b

  3. Lê Thanh Cần says:

    Em cũng rất yêu cờ vây nhưng chưa bao giờ dc chưa ở câu lạc bộ hay thi đấu.E chỉ chơi online.Lại ít người biet chơi để cgoi7 trực tiep cùng em đó là điều hơi thất vọng..

  4. Bimily says:

    Mình có quen biết nhiều người chơi cờ vây ở Nhật Bản.
    Bạn có thể liên lạc với mình nếu cần sự giúp đỡ.

    • Bimily says:

      Mình đang sống và làm việc tại Nhật. Bạn có thể để lại facebook hoặc địa chỉ liên lạc để mình sẽ chủ động liên lạc.
      Mình có tham gia vào câu lạc bộ cờ vây tại Tokyo với nhiều kỳ thủ nghiệp dư mạnh. Bạn thân mình thì không mạnh lắm 😀 . Mình nghĩ mọi người sẽ sẵn sàng gia lưu giúp đỡ nếu chúng ta có lời đề nghị.

  5. Ngọc Hiếu says:

    Túi chơi cờ vây đc 5 năm rồi trình độ khoảng 10k. Nhưng thấy ng chơi ít quá nên đang cảm thấy nản. Tui ở Bắc Giang đang muốn tìm những ng cùng chí hướng mở CLB chơi cho vui nhưng quen bít ít. A xem có ai ở bắc giang giới thiệu để thỉnh thoảng nghiên cứu và chia sẻ về cờ vây và mở CLB cờ vây để dạy cho lớp kế cận.

  6. Huy T. says:

    Vì sao cờ vây ra đời từ rất lâu. về sau mới có cờ tướng. đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Nhưng cờ tướng lại phổ biến ở VN, trong khi cờ vây rất ít người chơi. Đi đâu cũng thấy cờ tướng.

    • com says:

      xin chào , các anh chị , em là người mới chơi cờ vây , em biết đến cờ vây do vô tình tò mò và hiếu kỳ . em biết đến bộ môn này và mới chơi nên trình còn tệ lắm . mong anh chỉ giáo qua video , dù em có thể trả tiền học nhưng khi biết anh ở nơi xa nên thôi dẹp ý định ạ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *