Phần 2: Mục đích của một ván cờ

Chúng ta đã nắm được khái niệm ăn quân ở Phần 1, vậy nó có tác dụng gì trong một trận cờ vây? Mục đích của một ván cờ vây có phải là ăn quân không? Chúng ta hãy cùng học ở Phần 2 này nhé.

Cờ vây là trò chơi tranh giành đất

Mục đích của một ván cờ vây là chiếm được càng nhiều đất càng tốt. Khi trận đấu kết thúc, bên nào nhiều đất hơn sẽ chiến thắng. Vậy đất là gì?

  • Đất là những khu vực trên bàn cờ được bao vây hoàn toàn bởi quân mình hoặc bởi quân mình với các biên bàn cờ.
  • Số lượng đất được tính bằng số giao điểm trống nằm bên trong khu vực mình bao vây, không tính quân cờ. Đơn vị là mục.
  • Khi xác định đất của hai bên đã hoàn chỉnh, người chơi được phép bỏ lượt. Trận đấu kết thúc khi cả hai bên cùng lúc bỏ lượt.

mục đích của một ván cờ vây

  • Đất của Trắng là những điểm đánh dấu ‘o’ và đất của Đen được đánh dấu ‘x’.
  • Trắng có 16 mục và Đen có 22 mục.
  • Do Trắng đi sau, Trắng được cộng 6.5 mục bù cho bất lợi của mình, nên Trắng có 22.5 mục.
  • Trắng thắng 0.5 mục.

Minh họa cho ví dụ trên

 

Download SGF

 

Kết thúc trận đấu – Thu quan

Thu quan là giai đoạn cuối cùng của ván cờ, diễn ra sau khi mọi khu vực trên bàn cờ sẽ được xác định rõ ràng là của bên nào chiếm giữ.

Mục đích của việc thu quan là làm lớn đất mình, giảm thiểu đất đối phương trong lúc xây dựng hoàn chỉnh các đường biên giới giữa đất hai bên.

mục đích của một ván cờ vây

  • Hình bên là một trận đấu đã vào giai đoạn thu quan.
  • Các bạn có thể nhìn ra khu vực nào của Đen và của Trắng rồi chứ?
  • Vấn đề là Đen đi thu quan như thế nào?

Minh họa cho ví dụ trên

 

Download SGF

 

Bài tập thu quan

Dưới đây là 5 bài tập để các bạn làm quen với cách thu quan. Tìm trong mỗi bài 3 vị trí mà Đen cần đi để làm lớn đất mình, thu hẹp đất đối phương đồng thời hoàn thiện lãnh thổ.

 

 

Kho bài tập cờ vây CLB Dango

Nếu các bạn chưa thỏa mãn với các ví dụ thu quan phía trên, hãy vào Kho bài tập cờ vây của Dango để làm thêm nhé.

Hãy vào để thử sức với hơn 1000 bài tập từ trình độ thấp đến cao và còn đang được cập nhật thêm.

Series học luật cờ vây

Các bạn hãy đọc tiếp các bài trong series Học luật cờ vây này nhé.

24 comments

  1. Mat Na says:

    Ad ơi, mình có đấu mấy ván cờ vây. Nhưng thấy tới cuối nhưng quân bên kia lại cố tình bỏ thêm quân vào trong đất của bên mình để mình mất đất. zậy mà tính đất mình thấy có hơi kì kì sao đó.

    • Trần Quang-Tuệ says:

      Nếu người ta nhảy vào những vùng (tạm gọi là) đất của mình. Thì có 2 trường hợp:
      1 – Nó có thể sống > Lúc này thì đúng là mình mất đất vì không giết được họ (xem phần 3)
      2 – Nó chắc chắn chết > Nếu vậy những quân này sẽ được bốc ra lúc cuối trận và đặt ngược vào đất họ, như vậy đất mình không ảnh hưởng mà chính đất họ mới bị giảm đi. 🙂

    • Trần Quang-Tuệ says:

      Nó là một nước đi có giá trị, tuy nhiên so với đáp án đúng tại vị trí đấy (E8) thì chênh lệch tương đối nhiều. Bài tập nầy nếu bạn thấy khó hiểu thì có thể bỏ qua, lúc khác khá hơn quay lại tìm hiểu thì hơn 🙂

  2. Quang Nguyễn says:

    tại sao khi quân trắng có thể ăn quân đen nhưng quân đen vẫn có thể đánh tiếp để cứu quân mình

  3. Shindo Hikaru says:

    Hic, phần 1 thì quá dễ hiểu r đúng hết 10 bt , kĩ năng đếm đất cũng cải thiện nhưng đến phần 2 bt thu quan thì mình chả hiểu tí ti ông cụ nào hic ad giúp mik vs

    • Trần Quang-Tuệ says:

      Ừa phần bài tập thu quan mình làm hơi quá sức mấy bạn mới tập chơi ^^. Hứa sẽ ra loạt bài tập thu quan dễ hiểu hơn hì hì.

  4. Doggo says:

    Cảm ơn ad nhiều, bài viết rất có tâm. Mình hóng bài tập thu quan level dễ hơn tẹo để gà như mình có thể tập XD

  5. Huy says:

    Mình đọc thì thấy hình như AD quên nói là sau khi không còn nước, 2 bên tiến hành trao trả tù binh và đặt vào đất của mình, sau đó mới tiến hành đếm đất. Mình mới học nên k chắc phần này. Vậy có phải như vậy k AD?

    • Tuệ says:

      Đúng là mình quên nhắc đến vụ này, một phần là mình cố để giải thích sao cho đơn giản. Cảm ơn bạn đã góp ý. Mình sẽ chỉnh sửa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *